Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021
Đôi điều về tấm huân chương của Việt Á.
Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021
Vết nhơ cuối đời của Nguyễn Phú Trọng rửa ra sao ?
Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021
Kẻ buôn tranh
Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021
Tô lâm nổi giận ?
Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2021
Xem bói.
Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2021
Những lời khai của bị cáo, bị can.
Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021
người giống
Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021
Bàng quan xã hội.
Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021
Xét xử Trương Châu Hữu Danh và nhóm Báo Sạch.
Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021
Bị facebook báo chết.
Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021
Nước Pháp tháng 10 năm 2021.
Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021
Đánh công an vẫn được kính trọng từ nhân dân ?
Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021
Của thừa kế.
Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021
Vài điều về Bùi Văn Thuận.
Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021
45 ngày kỷ luật.
Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021
Tiền hậu bất nhất , nói nhưng không làm.
Từ khi ra nước ngoài, chưa bao giờ tôi đưa ra lời kêu gọi biểu tình nào, hoặc ủng hộ lời kêu gọi biểu tình nào trong nước. Đơn giản vì mình không tham gia được, thì kêu gọi hay ủng hộ lời kêu gọi làm cái gì.
Lúc tôi ở trong nước, thì nhiều bạn thấy rồi, các cuộc biểu tình mà tôi đề cập đến tôi sẽ đi hàng đầu.
Vụ xe ô tô của Vin, có người bảo tôi nên ý kiến, nhưng tôi có nhìn thấy cái xe đó tận mắt bao giờ đâu mà ý kiến gì.
Tôi bán hàng gia dụng, những cái gì tôi mua về nhà dùng thấy được thì tôi mới mua bán cho người khác. Còn không dùng thì tôi cũng không chê , chẳng khen.
Ngay như mới đây việc tôi mua máy làm oxy gửi cho mẹ mình lúc dịch chưa bùng phát ở Việt Nam, máy tôi thấy tốt. Nhiều người nhờ mua hộ, tôi phải nói rõ là máy này tôi mua cho mẹ tôi, dùng lúc bình thường chứ không phải để chống dịch. Nếu các bạn mua để chống dịch thì nên suy nghĩ, vì tôi không rõ nó dùng chữa trị cho người bị covid có hiệu qủa không.
Tôi không chê gì Vắc Xin do Tàu sản xuất, cũng không phản đối việc tiêm loại này. Vì tôi không tiêm nên không biết nó tốt hay xấu mà phản đối.
Nhưng các nhà báo, các nhân vật có ảnh hưởng ở Việt Nam thái độ thật lạ. Một đằng họ và gia đình tiêm một loại vắc xin của Đức, Mỹ...một đằng họ kêu gọi người dân nên tiêm Vắc Xin của Tàu !!!
Một trong những nhà báo ấy là Lê Kiên, phóng viên chuyên viết về chính trị xã hội. 20 năm trước tôi và cậu ấy từng gặp nhau, lúc ấy nhận xét của tôi thì cậu ta là người tốt, trong sáng và có những cái nhìn rất tích cực về cuộc sống. 20 năm sau khi người đồng hương của Lê Kiên là Phạm Minh Chính bước vào tứ trụ, cậu ta cũng trở thành nhân vật viết đình đám về chính trị. Tôi không ý kiến về những nhân vật chính khách mà cậu ta khen hoặc chê, đó là nghề nghiệp hay nói cách khác là sự phụng sự của cậu ta.
Một kẻ tráo trở như Nguyễn Đức Hiển báo Pháp Luật thì chẳng nói làm gì, mặc dù năm 2007 ngồi với annh Hải Điếu Cày, anh Hải nói Đức Hiển tốt, chống Tàu mạnh lắm. Giờ Đức Hiển lại phò vắc xin Tàu, chuyện ấy chẳng có gì lạ, cái nghề bồi bút thì tuỳ thời mà múa bút phụ hoạ theo.
Nhưng với Lê Kiên, một chàng trai trẻ của 20 năm trước cùng ngồi bình thơ văn với tâm hồn trong sáng, lãng mạn mà nay làm một đằng, nói một lẻo trước sinh mạng của bao nhiều người thì thật đáng sợ cho nhân cách con người trong thể chế hiện tại ở Việt Nam. Vợ chồng Lê Kiên hay vợ chồng Lã Hiếu Nghĩa báo Thanh Niên, tiêm vắc xin của tư bản Đức, Mỹ nhưng lại cổ vũ người dân đi tiêm vắc xin Tàu thì không có đạo đức hay nghĩa khí của người quân tử chút nào, họ lại đi theo con đường mà bồi bút Nguyễn Đức Hiển đang đi. Có lẽ con đường cầm bút cách mạng thì không thể nào không tráo trở, lật lọng được. Nếu họ đã dùng loại này rồi, thì đừng nên khuyên người khác dùng loại khác, chẳng nói gì là tốt hơn.
Ai đã từng đọc Điệp Vụ Hồ Thị Kim Thoa, chắc hẳn cảm nhận thấy tôi có mối quan hệ khá thân với cá nhân có thế lực ở Trung Quốc. Ngay bây giờ tôi còn đang ăn thùng lương khô do mối quan hệ đó gửi tặng. Thế nhưng, chuyện sinh mạng của người dân dù ở quốc gia nào cũng không thể vì quan hệ mà viết điều mình không biết, hoặc không dùng. Đừng nói là ở đất nước mình, nhân dân của mình.
Tôi không dèm pha gì loại Sinopharm của Trung Quốc, nhưng cũng không khuyến khích ai tiêm. Bởi tôi chẳng dùng nó, thì dù có quan hệ thân tình với ai đến đâu, tôi cũng không viết khuyên người ta dùng, bởi tôi chẳng dùng nó.
Nhưng những kẻ xưng là kẻ sĩ, là theo nghiệp cầm bút vì dân tộc, vì đất nước mà sử dụng một loại, nhưng lại cổ vũ người ta dùng loại khác. Loại như thế chắc chắn chỉ là loại bán nước cầu vinh bất cứ lúc nào có cơ hội.
Thứ Tư, 14 tháng 7, 2021
Covid 19 trải nghiệm và suy nghĩ.
Lúc có những tin tức từ Vũ Hán qua mạng xã hội và được biết viruts sẽ lây lan qua đường thở, đường chạm tay vào những vệt trên nắm cửa hay gì đó. Tôi chủ động mua sớm cả vài trăm cái khẩu trang loại xịn, nước xịt khuẩn lại xịn để dùng cho nhà và người quen.
Nhiều người lúc đó phản đối, cho rằng việc đeo khẩu trang là người bị bệnh mới cần đeo. Khoẻ thì việc gì phải đeo. Tôi cho rằng khoẻ đeo càng tốt chứ có sao. Một số người đeo khẩu trang ngoài đường lúc đó bị kỳ thị. Tôi mặc kệ, chẳng những thế còn mua thêm cả đống khẩu trang y tế và nước xịt khuẩn.
Thế rồi rất nhanh, người dân Đức lục tìm khẩu trang, có những trường hợp không mua được khẩu trang, người ta bịt mọi thứ có thể lên trên mặt. Lúc đó số khẩu trang của tôi thành quý giá, tôi đem cho những người quen, mang đến viện dưỡng lão. Người viện trưởng viện dưỡng lão muốn ngỏ ý với tôi rằng, thiết lập cuộc hẹn để viện tổ chức cảm ơn. Tôi lắc đầu nói, nước Đức đã giúp đỡ người Việt chúng tôi rất nhiều, tôi từ chối đưa số điện và danh tính. Tôi tặng cho viện 2 nghìn chiếc khẩu trang và 24 chai nước xịt khuẩn loại tốt.
Thời gian ngắn sau, nước Đức nhập khẩu trang từ TQ, số lượng đã tràn ngập thừa đủ để dùng.
Chính phủ ra lệnh giãn cách, đóng cửa trường học, quán xá...chỉ để lại trạm thuốc, cây xăng và dịch vụ mang đồ ăn đến nơi. Những người lao động nghỉ ở nhà được hưởng 75% tiền lương. Các cửa hàng được hỗ trợ tiền cho việc đóng cửa. Tiền lúc đó được giải ngân rất nhanh, chỉ cần khai báo một số giấy tờ là trong một tuần tiền đã được chuyển về tài khoản.
Người ta bảo không được tụ tập đông người, trên xe ô tô không được phép quá hai người, trừ trường hợp người trong gia đình....
Nhưng không ai bị nhiễm Covid mà bị cách ly kiểu dồn một chỗ cả. Người nhiễm bác sĩ xem thấy không nặng, họ nói về nhà đóng cửa lại, đừng có giao tiếp làm lây người khác. Nhiều người bị bệnh, tâm lý lo lắng, họ thấy bác sĩ nói thế, một số người bất mãn. Thật sự thì nhìn thông tin khắp nơi như Vũ Hán, Rome người xác người trong bao bọc la liệt, ai mà chẳng lo.
Về khẩu trang, nước xịt khuẩn tôi đã chuẩn bị trước. Đương nhiên lương thực, thực phẩm không thể không trữ. Lúc Tí Hớn đi xét nghiệm bị Covid, gia đình tôi ở trong nhà không ra ngoài. Tí Hớn đã lớn, tuy nhiên tôi vẫn quàng vai ngồi sopha xem tivi với con mình. Tí Hớn ho húng hắng, đi i chảy, hơi sốt vài hôm rồi trở lại bình thường. Chúng tôi có gọi đồ ăn, người ta mang đến đặt ở cửa bấm chuông rồi đi. Chúng tôi tin bác sĩ có lý, nếu cứ nhiễm mà phải yêu cầu bác sĩ giữ lại chăm sóc hoặc có khu cách ly thì lấy đâu ra cho đủ chỗ, đủ người chăm. Chắc hẳn không phải ai bị nhiễm tính mạng đều nghiêm trọng cả, cho nên bác sĩ khám qua mới yêu cầu về nhà đóng cửa tự cách ly như vậy.
Chính phủ cho mở cửa trường học, quán xá nhưng với điều kiện phải giữ khoảng cách, một thời gian sau thống kê dịch bệnh tăng, chính phủ lại ra lệnh đóng cửa. Một thời gian sau lại cho mở và giữ cự ly, rồi đeo khâủ trang , quy định số người trên diện tích.....
Và bây giờ thì tất cả được mở lại, thậm chí còn nhiều nơi không đeo khẩu trang cũng chẳng sao.
Những điểm test có khắp mọi nơi, rất đơn giản. Chỉ cần khai tên, địa chỉ, năm sinh, số điện thoại là được test miễn phí, kết quả được chứng nhận trong tờ giấy hoặc gửi qua email sau 10 phút. Đầu tiên vào siêu thị hay vào đâu người ta còn kiểm tra giấy test, sau thì cũng bỏ chẳng còn ai kiểm tra nữa.
Sau khi mọi thứ trở lại bình thường, tôi gặp lại những người quen, hầu hết đều nói rằng họ đã bị nhiễm và tự khỏi. Có hai người đi viện nằm thời gian ngắn, sau đó đã trở lại bình thường.
Không còn ai rón rén dùng giấy lót tay mở cửa chung cư hay bấm nút cầu thang máy. Chẳng còn ai phải giữ ý khi ngồi cạnh nhau. Chúng tôi ăn nhậu và xem bóng đá vai sát vai.
Covid đã biến mất rồi ư ? Nó biến mất thế nào ?
Tôi chịu, có lẽ nó vẫn còn. Nhưng vì sao người ta không hạn chế như trước ? Có lẽ do những con số thống kê tỷ lệ người nhiễm không còn cao nữa.
Thật kỳ diệu, hình như lúc bắt đầu có vắc xin để tiêm, thì người ta chẳng cần phải cách ly, giãn cách hay thực hiện biện pháp phòng dịch như trước nữa. Duy có vào nơi công cộng như siêu thị, công sở thì khẩu trang vẫn cần phải đeo.
Người ta quy định phải tiêm vắc xin, sau đó được cấp giấy chứng nhận đã tiêm là cuốn sổ màu vàng, thì sẽ được đi lại mọi nơi. Nhiều người khoe với tôi tấm sổ vàng họ đã tiêm, lúc đó việc tiêm là người ưu tiên mới đăng ký được. Thế nhưng chừng một tháng sau thì các điểm tiêm vắc xin cũng nhiều như điểm test, đến đăng ký tiêm cái là được tiêm ngay trong ngày hoặc hôm sau. Cũng như test, tiêm vắc xin ở Đức miễn phí và đón tiếp rất chu đáo, ân cần.
Công việc của tôi hay đi xa, tôi là nhân viên kinh doanh của một công ty. Tuy nhiên thì đến giờ tôi vẫn chưa tiêm và chưa có sổ vàng hay còn gọi là hộ chiếu vắc xin, mặc dù tôi có rất nhiều việc cần phải đi xa. Tôi đi sang nước khác bằng ô tô hay máy bay, trước khi đi có test ( mà kết quả tôi chưa test đã biết chắc chắn sẽ chẳng có gì ) nhưng chẳng ai hỏi xem tôi có chứng nhận kết quả thế nào.
Phải nói cơn dịch này có quá nhiều mâu thuẫn. Các dư luận viên Việt Nam đầu tiên chê bai các nước tân tiến như Đức, Mỹ, Pháp, Ý , Anh còn '' toang '' ...chỉ có Việt Nam chống dịch là thành công nhất. Nhưng đến giờ khi Việt Nam thưc hiện chính sách phòng dịch khắt khe nhất, thì dư luận viên lại nói nước ta nghèo, y tế không hiện đại như các nước kia, nên phải ngặt nghèo kiểm soát không thì '' toang''.
Mâu thuẫn không phải chỉ ở đám dư luận viên, mà ngay cả chính tôi người chủ động phòng ngừa mua sắm khẩu trang , chai xịt khuẩn từ rất sớm, rất đề cao nguy cơ của dịch. Vậy mà giờ tôi cảm thấy chưa cần thiết phải đi tiêm vắc xin. Tôi có hỏi nhiều người đã đi tiêm, họ nói chỉ ngơ ngơ, mệt mỏi hai hay ba hôm là hết, sức khoẻ sau đó trở lại bình thường. Đa phần trong số họ đều nói vì công việc đi lại, nên tiêm để có sổ chứng nhận.
Tuy nhiên thì tôi vẫn mua máy thở tạo ô xy gửi về cho gia đình mình khi mà ở quê nhà dịch còn chưa có dấu hiệu bùng phát.
Người ta không thể vì bán được khẩu trang, xịt khuẩn hay máy trợ thở, vắc xin để mà tạo ra dịch. Thực tế thì lợi nhuận từ việc sản xuất những thứ đó không ăn nhằm gì so với những thiệt hại về phong toả, cô lập, ngăn sông cấm chợ, đình chỉ mọi hoạt động đông người, đóng cửa nhà máy, trường học....nhà nước Việt Nam cũng không làm trò mượn dịch để lấy tiền của doanh nghiệp, tiền viện trợ dùng chia nhau. Cái này nói ra nhiều bạn không bằng lòng, nhưng tôi nghĩ sao thì nói vậy. Giỏi lắm tiền các doanh nghiệp trong nước góp lại cho nhà nước phòng dịch không thể bằng số tiền thất thoát ở Vinashin, họ không thể vì số tiền đó mà gây hoảng loạn xã hội như hiện nay.
Thế nhưng kỳ lạ là trước khi chưa có vắc xin, mọi thứ thật kinh khủng, khi nó bắt đầu được tiêm, mọi thứ bỗng nhiên trở lại êm đềm. Mặc dù số lượng người được tiêm tính theo đầu người chưa được là bao. Đến đây phải nói, rất nhiều quốc gia họ tiêm miễn phí, không phải tiêm lấy tiền để mà nói do để bán vắc xin mà tạo ra dịch trục lợi.
Hy vọng khi lượng vắc xin ở Việt Nam về đủ để tiêm cho dân, mặc dù việc tiêm không thể một vài chục ngày là toàn dân tiêm hết, nhưng việc hạn chế nghiêm ngặt sẽ được dỡ bỏ.
Tiêm vắc xin vào người có hại không ? Tôi tin là không, chẳng chính phủ nào mà không kiểm tra nghiêm ngặt tác hại của nó cả, họ phải xác định chắc chắn rằng trước tiên nó không có hại cho cơ thể người, mới quyết định để toàn dân phải tiêm.
Thế giới đang toàn cầu hoá, một thế giới toàn cầu hoá tất nhiên phải có tầng lớp lãnh đạo. Tầng lớp lãnh đạo nào cũng có phương pháp để duy trì mệnh lệnh của mình.
Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam có những cân nhắc kỹ, khi ra những quyết định phong toả thành phố HCM.
Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021
Điệp vụ HT20 phần 10
Cuộc giải cứu bất thành.
Dưới sự thu xếp của quan chức Boten Lào, các chiến sĩ cảnh sát Việt Nam được dẫn vào đặc khu TQ thuê 99 năm tại Lào. Các doanh nhân TQ đã thuê đất này để mở khu sòng bài, ăn chơi phục vụ người TQ. Chính phủ TQ trước đây đã áp lực với Lào để đóng cửa khu này, nhằm ngăn chặn người giàu TQ đến đây ăn chơi, cờ bạc thất thoát ngoại tệ. Nhưng thời gian sau các bên đã thoả thuận được lợi ích với nhau , giữa những nhà tài phiệt đầu tư khu này với chính phủ Lào và chính phủ TQ. Đặc khu được đầu tư lớn và mở lại rất quy mô.
Hai sĩ quan cảnh sát Việt Nam là Lệnh và Long vào đặc khu và đã gặp được hai đồng đội là Bùi Văn Tố và Lê Hải Anh vào trưa ngày hôm qua. Nhưng Long và Lệnh chỉ nói miệng với Tố và Hải Anh rằng họ là người của BCA đến để tổ chức việc đưa Tố và Hải Anh về Việt Nam.
Các chiến sĩ an ninh , cảnh sát nói chuyện với nhau và thống nhất sáng hôm sau, dưới sự có mặt của quan chức Boten, sẽ đưa người về.
Thế nhưng khi Long và Lệnh rời khỏi đặc khu, Bùi Văn Tố và Lê Hải Anh nảy sinh ra những hoài nghi. Thứ nhất Long và Lệnh chỉ nói miệng, họ không cùng đơn vị, không quen biết gì, không có lệnh trước nào của chỉ huy báo họ...làm sao Tố và Hải Anh có thể để số mệnh mình vào tay Long, Lệnh.
Cứ cho Long và Lệnh là cảnh sát Viêt Nam thật đi nữa, nhưng họ là người của phe phái nào khác trong nội bộ Việt Nam, muốn nhân dịp này làm gì đó phục vụ đấu đá nội bộ, thì liệu số phận họ sẽ ra sao ?
Từ sự phối hợp không đồng nhất, khiến Bùi Văn Tố và Lê Hải Anh nghi ngờ. Hơn nữa tại sao chỉ có hai người bọn họ về, còn 3 người còn lại ở đâu ?
Sau cả đêm suy nghĩ, cân nhắc. Khi trời còn chưa sáng, Lê Hải Anh và Bùi Văn Tố quyết định xin được trở về với ba người đồng chí đã sát cánh với mình hơn một năm qua từ Âu đến Á. Từ những ngày giá lạnh mùa đông tuýết trắng ở thành phố Paris, ngồi trong những chiếc xe ban đêm ngoài đường, gồng mình chịu lạnh...đến những ngày thoáng đãng biển xanh, cát trắng ở hòn đảo bên bờ Thái Bình Dương rồi đến hoang mạc Tân Cương, nơi mà xưa kia Tô Vũ chìm đắm hơn 20 năm chăn dê, chịu cực khổ để giữ khi tiết của người đi sứ.
Khi mà phía Việt Nam mong trời sáng để nhận tin người về, một số đoàn đã chuẩn bi sang Lào đón. Thì lúc mặt trời còn khuất sau những dãy núi hùng vĩ của đất Tam Giác Vàng, Lê Hải Anh và Bùi Văn Tố đã rời Boten về Vân Nam để hội ngộ với ba đồng đội của mình.
Trong lúc tôi viết những dòng này, phía cảnh sát Việt Nam vẫn còn để người ở Boten và đang cử đoàn người tiếp ứng, nhằm chứng minh cho Bùi Văn Tố và Lê Hải Anh thấy được việc đưa về là do đúng người của phe ta !!!!
Có lẽ họ vẫn nghĩ rằng Lê Hải Anh và Bùi Văn Tố còn ở khách sạn trong đặc khu và chờ họ đón về.
Một cách tốt hơn lẽ ra phải làm, là kệ cho Lê Hải Anh và Bùi Văn Tố làm nhân viên hướng dẫn ở khu sòng bài một thời gian, vài tháng chẳng hạn. Sau đó tìm cách tiếp cận, hoặc liên lạc, tạo được sự chắc chắn rồi hành động. Việc đưa hai sĩ quan cảnh sát lạ hoắc đột ngột đến gặp hai người kia rồi nói miệng mình là này nọ, bảo họ thu xếp đi theo về...khiến họ hoài nghi, né tránh là điều đương nhiên, nhất là khi ba đồng đội của họ còn chưa biết ở đâu.
Chọn cách khước từ và xin đi về hội ngộ cùng đồng đội, đó là cách xử lý tình lý vẹn toàn nhất mà Bùi Văn Tố và Lê Hải Anh đã lựa chọn.
Những người chiến sĩ an ninh trẻ khoẻ, đầy kiến thức, kỹ năng và lòng dũng cảm. Họ đã nhận nhiệm vụ từ cấp trên, từ giã con thơ, mẹ già, vợ dại dấn thân vào những nhiêm vụ khó khăn ở xứ người. Trong hoành cảnh éo le, họ vẫn giữ tình đoàn kết, nghĩ đến đồng đội. Họ cũng không hề van xin được về để làm mất thể diện quốc gia. Dù họ được đãi ngộ tốt về mọi mặt, thậm chí họ đã được đề nghị làm việc như nhân viên lễ tân, văn phòng của những khách sạn, sòng bài lớn và hưởng mức lương 1000 usd môt tháng.
Nhưng trong lòng họ vẫn mong ước được trở về quê nhà, dù trở về họ không còn chức vụ như xưa, họ bị chuyển làm cảnh sát phường cũng cam lòng.
Đất nước này còn có những chiến sĩ quả cảm, trung thành. Nếu như có chỉ huy nhân hậu và hiểu biết đối nhân xử thế, đánh giá được đúng bản chất tình hình nữa....thì thật may mắn cho dân tộc Việt Nam.
Điệp vụ HT20 phần 9.
Nhóm 5 người an ninh đang ở một khác sạn sang trong trên đảo Hải Nam, thì nhân viên ngoại giao của BNGVN tìm đến khách sạn đưa ảnh để hỏi có những người đó ở khách sạn không. Phía Việt Nam muốn xác định rõ người và nơi ở của họ, để có chứng cứ gửi kèm công văn đến chính phủ TQ, hòng buộc chính phủ Trung Quốc phải áp lực đến nhà tài phiệt thả người.
Nhưng phía khách sạn từ chối xác nhận, bởi nhà tài phiệt có phần hùn trong khách sạn. Nhân viên khách sạn không dại gì tiết lộ khách hàng đang ở chỗ họ.
Hai hôm sau, 5 người an ninh Việt Nam theo đường bộ, đường hàng không, chia lẻ đến Tân Cương.
Thời gian cứ qua đi, dường như không còn ai nhắc đến họ nữa, cả người giữ lẫn người muốn đòi họ về.
Đến ngày 29/5/2021 phía nhà tài phiệt muốn vài người trong số họ đi làm hướng dẫn viên ở khu ăn chơi tại Lào, đây là đặc khu mà Trung Quốc đã thuê của Lào ở mạn Tam Giác Vàng. Hai trong số 5 người là Lê Hải Anh và Bùi Văn Tố được đưa đến Boten của Lào.
Ngày 29 tháng 6, đặc tình K theo dõi Facebook phát hiện tin tức hai người trên có mặt ở Lào và báo cáo cấp trên. Phía Viêt Nam khẩn trương xác minh lại thông tin và tổ chức ngay mọi biện pháp để đưa hai người về. Quan điểm là cứ đưa được ai về tốt người ấy, những người còn lại sẽ chờ có cơ hội để đưa về sau.
Ngày 2 tháng 7 hai sĩ quan của lực lượng cảnh sát ( không phải an ninh ) là Phạm Bá Lệnh và Trần Đại Long tiếp xúc với quan chức Boten chuyển thông điệp nhà nước Việt Nam muốn giúp đỡ đưa Lê Hải Anh và Bùi Văn Tố trở về Việt Nam.
Hôm nay 5 tháng 7 năm 2021. Lúc này là 9 giờ tối giờ Việt Nam. Phía Việt Nam khẳng định trong sáng ngày mai đưa Bùi Văn Tố và Lê Hải Anh về Việt Nam, phía Lào sẽ kiểm tra cửa khẩu biên giới chặt chẽ.
Liệu phía Việt Nam có dành được thắng lợi 2/5 này không?
Câu trả lời sẽ rõ vào ngày mai.
Dưới đây là hình ảnh 2 sĩ quan của cục cảnh sát hình sự Phạm Bá Lệnh và sĩ quan cục cảnh sát truy nã tội phạm Trần Đại Long.
Phía Lào và Việt Nam có mối quan hệ khăng khít, bền chặt từ nhiều năm. Đây có thể sẽ làm một thuận lợi cho phía Việt Nam, cho những người tổ chức giải cứu các sĩ quan an ninh trong điệp vụ HT 20.
Tuy nhiên ở cương vị người quan sát việc này, tôi có phân vân.
- Tại sao phía giữ người lại đưa Bùi Văn Tố và Lê Hải Anh về Boten, để Việt Nam có thể dễ dàng giải cứu ?